Lễ Dolta và hội đua bò người Khơme Nam Bộ
Nhân dịp này người Khmer vùng Bảy Núi tổ chức hội Đua Bò rất sôi nổi, thu hút nhiều người xem.
Không tưng bừng, náo nức như lễ vào năm mới Chôl Chnăm Thmây, cũng không nhộn nhịp như ngày hội Oóc Omboc, lễ Sen Đolta thâm trầm hơn, mang đậm những sắc thái văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng văn hoá của người Khmer Nam bộ.
Hàng năm, ngoài Tết Chol – chnăm - thmây vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch và Lễ Oóc - om - boc cổ truyền (rằm tháng 10 âm lịch), cứ vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch (Khmer gọi là tháng photrobot) đồng bào Khmer lại tổ chức mừng lễ hội Sen Đolta, còn gọi là tết Sen Dolta, nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ hàng, cầu phước cho linh hồn những người đã khuất và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc an vui.
Đây là lễ hội lớn thứ 2 sau lễ đón năm mới. Khác với đồng bào Kinh, Hoa, lệ cúng ông bà của đồng bào Khmer là tộc lễ chứ không phải gia lễ. Dolta diễn ra 3 ngày (từ ngày 29/8 đến 1/9 Âm lịch), với mục đích cầu phước, cầu siêu cho những người đã khuất. Những năm gần đây được Nhà nước và chính quyền địa phương hết sức quan tâm, chăm sóc, đời sống bà con Khmer khá hơn nên ai cũng vui vẻ tổ chức lễ hội thật chu đáo.
Cũng như các dân tộc khác, người Khmer ở Nam bộ có cách thức làm lễ báo hiếu riêng của mình và lễ đó được gọi là Sen Dolta (lễ ông bà). Lễ Sen Dolta được tiến hành trong vòng 16 ngày kể từ ngày 16 đến ngày 30 tháng Bhaddapada.
Trong những ngày diễn ra lễ Dolta, tại các chùa Khmer còn diễn ra nhiều lễ hội, biểu diễn nghệ thuật với các loại hình đặc sắc mang đậm đà bản sắc văn hóa Khmer như hòa nhạc ngũ âm, hát dì kê, múa các điệu múa truyền thống… nhiều họat động tín ngưỡng, tôn giáo và các họat động khác biểu hiện phong tục, tập quán của đồng bào Khmer Nam bộ.
Ngoài các buổi trình diễn Dukê, Rôbăm, thì Hội đua bò Bảy Núi thực sự độc nhất vô nhị của lễ Dolta. Lễ Dolta và Hội đua bò là những ngày hội lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, không chỉ của riêng đồng bào Khmer, mà là niềm vui chung của bà con người Kinh, Hoa và Chăm.
Theo Hòa thượng Chau Sơn Hy-Trụ trì chùa Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, ngày trước, xuất phát từ làm ruộng cấy đổi công trên đồng, các tay đua bò rủ nhau đến nhà chùa cày bừa để sư sãi cấy lúa. Cày xong, chủ bò được ông Lục đãi cơm, xôi, rượu... Sau đó, sư sãi, à cha mới đứng ra làm "trọng tài" giữa các đôi bò trong phum sóc này với phum sóc kia để thi đấu với nhau cho vui. Những đôi bò khỏe mạnh, dai sức, chạy nhanh thì được giữ lại cày bừa trong các mùa vụ tiếp theo. Dần dà, tục này được tổ chức vào lễ Dolta và trở thành môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi…
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi, cũng như những người đam mê đua bò nên vào năm 2003, tỉnh An Giang đã nâng Hội đua bò trở thành Hội đua bò Bảy Núi truyền thống cấp quốc gia hàng năm cho đến nay. Hội đua bò Bảy Núi được 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên luân phiên tổ chức, tạo nên không khí hào hứng cho mọi người đến xem, cổ vũ.
Đang vào mùa vụ chỉ cho bò kéo cầm chừng để giãn gân cốt, chứ không dám thúc hết sức. Còn mấy ngày nữa là bắt đầu vào Hội đua bò, mỗi ngày tôi bồi dưỡng cho cặp bò trứng gà so, cháo, cỏ và uống nước dừa tươi. Một năm chỉ đua một lần, ráng dưỡng bò để thi đấu cho tốt. Thắng hay thua, bà con ai cũng vui cả. Chơi cầu phước cho vụ mùa mới bội thu mà.
Chùa Khmer là nơi sinh hoạt văn hóa dành cho cả cộng đồng, nên bất kỳ cuộc lễ nào cũng đều được tổ chức ở đó. Vào những ngày Sen Dolta, hầu như bà con thức suốt đêm để vui chơi bên nhau. Đêm đến, các đôi trai gái sánh vai nhau nhịp nhàng với điệu lăm-thon trong tiếng nhạc ngũ âm trầm trầm vang vang như làm hăng thêm nhịp múa. Nơi kia, từng cặp, từng đôi say sưa với điệu hát à-day.
Lễ hội Sen Dolta của đồng bào Khmer Nam bộ là lễ hội lớn trong năm của đồng bào, mang màu sắc tín ngưỡng dân gian xen lẫn tôn giáo, chứa đựng nhiều yếu tố tích cực. Lễ hội thể hiện được truyền thống đạo lý “cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang tính nhân văn và tính giáo dục đạo đức sâu sắc. Bên cạnh đó, qua nội dung của lễ hội đã giúp cho gia đình sum họp, đầm ấm; thắt chặt tình đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong phum sóc. Vật Sen Dolta tượng trưng không thể thiếu được là bánh tét (đồng bào gọi là num - Chruôt) nhằm tượng trưng cho ý nghĩa đó