Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ
Theo ngôn ngữ văn hoá, các dân tộc Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau. Đó là:
a- Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Á:
1. Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: Gồm các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt
2. Nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer: Gồm các dân tộc Khmer, Ba- na, Xơ- đăng, Cơ- ho, Hrê, Mnông, Xtiêng, Bru-Vân kiều, Cơ- tu, Gié- Triêng, Mạ, Khơ- mú, Co, Tà- ôi, Chơ- ro, Kháng, Xinh- mun, Mảng, Brâu, Ơ- đu, Rơ-măm.
3. Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái: Gồm các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y.
4. Nhóm ngôn ngữ H'mông - Dao: Gồm các dân tộc H'mông, Dao, Pà Thẻn.
b- Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Đảo:
5. Nhóm ngôn ngữ Mã lai - Đa đảo: Gồm các dân tộc Chăm, Chu-ru, Gia-rai, Ê-đê, Ra-glai
c- Nhóm văn hoá ngôn ngữ Hán Tạng:
6. Nhóm ngôn ngữ Tạng - Mianma: Gồm các dân tộc Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La.
7. Nhóm ngôn ngữ Hán: Gồm các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu.
8. Ngoài 3 nhóm văn hoá ngôn ngữ trên còn có một số ngôn ngữ khác được gọi là nhóm văn hoá ngôn ngữ Kađai: Gồm có các dân tộc Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.
Dưới đây là những nét cơ bản nhất về địa bàn cư trú, đời sống kinh tế, đặc trưng văn hoá, cuộc sống tinh thần, tập quán xã hội... của từng dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam được sắp xếp theo nhóm ngôn ngữ văn hoá tộc người.